Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định.
Sau khi có bản án ly hôn, các bên có thể thỏa phân chia tài sản sau đó hoặc nếu có yêu cầu hoặc tranh chấp về tài sản chung thì một trong hai bên hoặc cả hai bên đều có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung.
Theo quy định tại Điều 35 và Điều 37 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, trường hợp một trong hai bên đương sự là đang ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Do đó, để thực hiện việc phân chia tài sản chung, bạn có thể gửi đơn khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh tại nơi có mảnh đất.
Hồ sơ bao gồm: Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn; Các tài liệu chứng cứ kèm theo; Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu của 02 bên; Bản án hoặc quyết định của Tòa án về việc đã ly hôn; Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng.
Thạc sỹ - Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Vợ đang ở nước ngoài, nộp đơn ly hôn ra sao?Tối cùng ngày, anh Cương tỉnh lại, nhưng do não bị chấn động nên mất một thời gian anh mới có thể nhận ra vợ mình, chị Danh Bụi. Bấy giờ, anh mới hoàn hồn vì đã thoát khỏi tay tử thần, nhưng cũng lại bắt đầu mối lo bạc tiền chữa trị.
Bác sĩ Phạm Văn Anh, Khoa Ngoại Chấn thương cho biết, thời điểm nhập viện, anh Cương bị sốc do bị đau và mất máu quá nhiều. Qua thăm khám, anh Cương bị dập não thùy đính bên trái, nứt xương thái dương đính 2 bên, nứt xương chia đôi bờ sọ. Hiện tại, các bác sĩ vẫn đang theo dõi tri giác của bệnh nhân.
Tuy nhiên, bị thương tổn nặng nhất sau khi rơi ngã là chân trái của anh Cương gãy thành nhiều đoạn, có những phần gãy phức tạp như: gãy 1/3 dưới của xương đùi, kèm gãy lồi cầu đùi. Gãy 1/3 trên xương cẳng chân, gãy 2 mắt cá chân trái, gãy xương gót. Vì vậy, anh phải nằm viện để điều trị thời gian khá dài.
Bởi anh Cương không có bảo hiểm y tế nên toàn bộ chi phí đều do gia đình tự xoay sở. Bác sĩ Anh dự kiến, số tiền cho cả quá trình điều trị lên tới 150 triệu đồng. Đó là con số mà ngay cả trong mơ, anh Cương cũng chưa từng được thấy.
“Đến đâu hay đến đó thôi cô. Dù sao tôi cũng là trụ cột chính trong nhà, giờ nằm ở đây thì còn biết làm sao được”, anh Cương thều thào, giọng cứ nhỏ dần rồi rơi vào im lặng.
Gia đình anh Cương ngụ tại ấp 8, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, từng là hộ nghèo, sau đó là cận nghèo, rồi thoát nghèo. Ấy thế nhưng, cả gia đình anh vẫn phải sống trong căn nhà lá đơn sơ. Không có đất đai canh tác, anh ở quê làm mướn mưu sinh. Có lúc đi bốc gạch, đến mùa thì đi cắt lúa, vác lúa, làm thợ hồ…
Nhiều năm trước, vợ anh phải ở nhà chăm 3 đứa con nhỏ dại. Cảnh nghèo khiến chúng sớm phải nghỉ học, nhưng lại không biết làm gì ở nơi thôn quê. Một mình anh Cương đi làm, đủ nuôi 5 miệng ăn đã mừng lắm, làm gì có tiền dư dả.
Mấy năm nay, con cái lớn dần, chị Danh Bụi liền theo chồng đi sang các tỉnh khác để làm mướn. Vợ chồng chị từng lên tận Lâm Đồng hái cà phê cho người ta, rồi lại lên Đồng Nai, Bình Dương để làm công nhân, nhưng nơi nào họ cũng chẳng làm được lâu.
“Mấy đứa con tôi không được học hành đến nơi đến chốn nên khờ lắm. Có dạo vợ chồng tôi đi làm xa, con gái ở nhà theo người ta (chồng hiện tại) đi mất nên phải về tìm, rồi có đợt thì con cái đau ốm nên cũng chẳng thể làm lâu. Chúng tôi cứ nghèo mãi”, chị Bụi bày tỏ.
Đầu năm nay, vợ chồng chị cùng lên TP.HCM để làm thợ hồ. Thế nhưng, do bị phong thấp khiến tay chân tê nhức nên chị Bụi đã về quê từ tháng trước. Một mình anh Cương ở lại đi làm đặng có tiền trang trải cuộc sống.
Ngày anh Cương xảy ra chuyện không may, chị Bụi vay mãi mới được 3 triệu đồng để lên thành phố. Số tiền ít ỏi vừa mua vài thứ vật dụng lặt vặt cho anh Cương là đã hết nhẵn.
“Từ khi chồng tôi gặp nạn, chủ thầu có chuyển cho 22 triệu đồng để đóng viện phí. Nhưng đã rất nhiều ngày rồi, tôi gọi điện thì họ không bắt máy nữa. Hết cách rồi, nhà tôi nghèo, mà anh em có khi còn nghèo hơn, chẳng còn ai để bám víu. Xin hãy cứu chồng tôi với!”, chị Bụi òa khóc nức nở.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Lê Văn Thịnh hoặc chị Danh Bụi; Địa chỉ: ấp 8, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang; Điện thoại: 0565584236. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.177 (Anh Tiết Văn Cương) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản:114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
![]() | ![]() |
Từ các góc nhìn khác nhau, tảng đá tạo cảm giác chênh vênh như sắp rơi với những hình thù không giống nhau (Ảnh: @tannguyenmanh)
Theo chia sẻ của người dân địa phương, không ai rõ tảng đá xếp chồng này xuất hiện từ khi nào nhưng nó đã tồn tại ở đây suốt nhiều năm. Nhìn bề ngoài, tảng đá có kích thước rất lớn, bằng khoảng một ngôi nhà 3 tầng, còn phía trên dài và rộng hơn xe đầu kéo container.
Nhiều du khách từng đến đây nhận xét, trên thực tế, tảng đá không quá chênh vênh hay nhìn như sắp rơi mà do góc chụp ảnh. Tuy nhiên, khu vực này vẫn hút khách chụp hình vì khiến ai nấy đều tò mò, muốn tận mắt ngắm nhìn sự kỳ diệu, tuyệt tác của thiên nhiên.
Với kích thước lớn nên ở mỗi phía, mỗi góc nhìn đằng trước, đằng sau hay ngang của tảng đá sẽ tạo ra những hình thù khác nhau.
![]() | ![]() | ![]() |
Du khách thích thú check-in với những hòn đá nặng cả trăm tấn có hình thù độc đáo, được tạo tác đẹp đến khó tin bởi tự nhiên (Ảnh: @luan.pham07, @@Lelyakkonstantin, @vanh.vanh)
![]() | ![]() |
Chỉ cần căn góc chụp khéo, du khách sẽ có ngay khoảnh khắc như nâng cả tảng đá khổng lồ trên xe hay nâng bằng hai tay (Ảnh: @dinhphuc210860, Hoài Ân)
Khi đứng ở đây, du khách càng trở nên nhỏ bé, thậm chí những chiếc xe jeep, xe máy cày phục vụ khách du lịch cũng nằm lọt thỏm dưới tảng đá khổng lồ nằm chênh vênh này.
Tuy nhiên, dù khu vực tảng đá xếp chồng là địa điểm check-in độc đáo song du khách nếu tới đây vẫn cần lưu ý, không chủ quan khi chụp hình để tránh xảy ra sự cố.
Ngoài check-in với tảng đá xếp chồng, du khách có dịp du lịch Mũi Dinh có thể kết hợp khám phá nhiều địa điểm hấp dẫn khác, chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp hay trải nghiệm đi xe jeep, cưỡi máy cày, trượt cát, cắm trại qua đêm,... tại đây.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
(Ảnh: @dangtruongminh, @vanh.vanh, @maikaelan)
Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Mũi Dinh là vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 6) hoặc dịp cuối thu đầu đông (tháng 10 đến tháng 12). Lúc này, khí hậu ở đây mát mẻ, về chiều tối trời se lạnh, lộng gió (do nằm sát biển), du khách có thể trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị ngoài trời hay thưởng thức các đặc sản thơm ngon của địa phương như mực một nắng, bánh canh, bánh căn, bún sứa,…
Phan Đậu
" alt=""/>Tảng đá nằm chênh vênh bao năm không đổ hút khách check